Cấu tạo van bướm – Cách chọn van công nghiệp phù hợp

Cấu tạo van bướm, nguyên lý làm việc, phân loại và ưu nhược điểm là gì? Mua van chính hãng ở đâu? Van công nghiệp chịu hóa chất, chịu nhiệt, áp suất cao. Nhà phân phối van kim loại, van nhựa, van công nghiệp cho hệ thống nước, hóa chất, sản xuất bia, thực phẩm. 

Van bướm là gì – Butterfly valve là gì?

Butterfly valve là loại van được sử dụng trong các hệ thống đường ống trong các nhà máy công nghiệp. Van được sử dụng để đóng, mở hoặc điều tiết dòng lưu chất trong đường ống. Cấu tạo của van khá đơn giản và dễ sử dụng, hơn nữa giá thành của van cũng thấp hơn so với các loại van công nghiệp khác cùng mục đích.

 Cánh của van dạng hình tròn hoặc tấm kim loại được xoay quanh một trục có kết nối với tay quay hay tay gạt hoặc điều khiển bằng điện, khí nén. Hình dạng bên ngoài của van khá giống hình con bướm nên người ta đặt tên cho nó như vậy. Khả năng đóng và mở van linh hoạt, nhanh chóng, quay tay gạt một góc 90 độ là có thể đóng được van. Loại van này được sử dụng ở nhiều hệ thống khác nhau trong công nghiệp.

Cấu tạo và nguyên lý làm việc van

Cấu tạo

  • Thân van: được đúc từ kim loại (thép, gang, Inox) hoặc nhựa liền khối, trên thân van có các lỗ xung quanh để lắp với các đường ống khác bằng bulong.
  • Bộ phận điều khiển: dùng để đóng hoặc mở dòng lưu chất thông qua trục van, gồm có các loại điều khiển như: tay gạt, tay quay, điều khiển điện, khí nén…
  • Đĩa van: là bộ phận dùng để đóng hoặc ngắt dòng lưu chất qua van, nó có dạng hình cánh bướm được điều khiển nhờ tay gạt hay tay quay. Đĩa thường được chế tạo bằng gang, thép, inox…
  • Trục van: được chế tạo từ hợp kim cứng chịu được tải trọng lớn và chống ăn mòn. Là bộ phận kết nối giữa tay quay và đĩa van để truyền động làm đóng hoặc mở van.
  • Gioăng làm kín: được bố trí tại những vị trí quan trọng như cổ van và trục van để giảm tối thiểu sự rò rỉ dòng lưu chất. Được làm từ vật liệu cao su mềm như PTFE, EPDM…
  • Vòng làm kín: là bộ phận được bố trí ở phần thân và đĩa van nhằm làm kín không để lọt lưu chất. Được làm từ vật liệu có khả năng chịu được nhiệt độ, áp suất và các dạng chất hóa học khác nhau.

Nguyên lý hoạt động

Van có hai loại điều khiển chủ yếu bằng tay gạt hoặc tay quay (vô lăng) để đóng, mở van. Khi xoay tay gạt một góc bằng 90 độ thì đĩa van sẽ mở ra cho dòng lưu chất thông qua van (mở hoàn toàn). Khi thực hiện quay tay gạt 90 độ theo hướng ngược lại thì van sẽ đóng hoàn toàn, dòng lưu chất sẽ không qua được van. Khi đĩa van xoay điều tiết ở góc nhỏ hơn 90 độ (15-80 độ) thì khi đó đĩa van sẽ chịu tác động lớn dễ gây mòn đĩa ở thời gian tác dụng dài.

 Ở một số loại van có kích thước lớn, người ta sẽ thiết kế bộ phận điều khiển đĩa van bằng bộ truyền động khí nén hoặc truyền động điện. Hành trình đóng và mở van nhanh chóng chính xác. Hình dạng van được cải tiến và thiết kế với các mô hình lắp đặt để đảm bảo làm kín tốt hơn, mô-men xoắn nhỏ hơn, lưu lượng lớn hơn, lực cản dòng chảy thấp hơn và kết nối hai bên linh hoạt.

Các loại van bướm

Van điều khiển bằng tay gạt

Van được vận hành đóng hoặc mở bằng tay gạt, chỉ cần gạt sang 90 độ là có thể đóng hoặc mở đĩa van để điều chỉnh dòng lưu chất qua đường ống. Thường thì loại này dùng cho các hệ thống ống nhỏ, khả năng quay bằng tay sẽ dễ dàng. Thường dùng trong các hệ thống PCCC, hệ thống nước…

Van điều khiển bằng tay quay

 Về cấu tạo thì loại van điều khiển bằng tay quay (vô lăng) cũng giống với loại sử dụng tay gạt. Với cơ cấu này chúng ta sẽ dùng lực xoay vô lăng để đóng hoặc mở van. Nên loại này được sử dụng ở các hệ thống ống nước, hơi hay khí có kích thước lớn.

Van điều khiển bằng khí nén.

Loại van này thường được sử dụng trong hệ thống tự động hóa, thông qua hệ thống điều khiển có thể điều chỉnh đóng hoặc mở van tại phòng điều khiển mà không cần đến trực tiếp vị trí van. Điều đó đã phần nào nâng cao được khả năng vận hành và dần chủ động hơn trong thiết kế hệ thống ống. Thường được sử dụng trong môi trường dầu, khí gas… môi trường dễ cháy nổ.

Van điều khiển bằng điện.

Thông qua bộ phận điều khiển bằng điện quá trình đóng hoặc mở đĩa van trở nên dễ dàng và chính xác. Khả năng tự động hóa trong hệ thống được cải thiện, được ứng dụng khá phổ biến trong các hệ thống công nghiệp dùng cho các loại van kích thước lớn. Thường được sử dụng cho hệ thống ống công nghiệp nước, dầu, khí, gas, hóa chất lỏng. Chủ yếu dùng để điều tiết lưu lượng dòng chảy nhỏ, áp lực cao và môi trường độc hại và không sử dụng cho dạng chất hạt rắn, bột nước…

Van làm bằng gang – thép – inox.

Được chế tạo từ các vật liệu gang, thép, hoặc inox nhằm làm tăng độ bền cho van tùy theo các mục đích sử dụng của van. Như van inox sẽ làm từ vật liệu inox hay thép không gỉ có thể làm giảm khả năng ăn mòn các chi tiết của van ứng dụng trong các hệ thống nước thải, hóa chất…

Van dòng trung tâm có khả năng đóng kín nhẹ và không rò rỉ dưới áp suất định mức (1.6 Mpa). Hình dạng van được thiết kế phù hợp với dòng chảy nên giảm được lực cản và momen xoắn nhỏ.

Van lệch tâm đôi hay van hiệu suất cao được sử dụng cho các đường ống dẫn nước, thiết bị điều tiết và chặn dòng. So với van dòng trung tâm, van lệch tâm đôi có khả năng chịu áp suất cao hơn, tuổi thọ cao hơn và độ ổn định tốt hơn.

Van  lệch tâm ba hướng được sử dụng ở các môi trường nhiệt độ cao (-196℃ ~ 550℃) và áp suất cao. Nó chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp hóa chất, dự án nguồn nước, xây dựng cơ sở môi trường, ngành công nghiệp dầu khí.

Van bướm có những ưu nhược điểm là gì?

Ưu điểm.

  • Với thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, vận hành dễ dàng nên phù hợp với không gian nhỏ.
  • Việc đóng hoặc mở van bằng tay gạt dễ dàng, nhanh chóng. (bằng khí nén, bằng điện…)
  • Giá cả rẻ hơn các loại van cùng kích cỡ và công dụng như các loại van bi, van cổng…
  • Khả năng lắp ráp và bảo trì đơn giản dễ thao tác.
  • Sử dụng nhiều trong các hệ thống khí gas, nước, dầu khí… công nghiệp.

Nhược điểm.

  • Cần sử dụng lực quay lớn khi đóng mở van kích thước lớn, van dễ hư hỏng nếu điều tiết nhiều ở khoảng 15 đến 80 độ do lực tác dụng lên đĩa van lớn.
  • Tuổi thọ của van không quá cao so với các loại van bi, van cổng.
  • Van không chịu được áp lực cao, thường hay hư hỏng ở dạng rò rỉ tại vị trí thân van và đĩa van.
  • Đĩa van luôn tiếp xúc với dòng lưu chất sẽ gây mòn hoặc hư hỏng ảnh hưởng đến tuổi thọ của van.

Ứng dụng của van.

  • Được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp như: hệ thống dầu khí, hóa chất, thiết bị điện, trạm thủy điện (van này có kích thước lớn), hệ thống cấp thoát nước, PCCC, hệ thống tự động hóa…
  • Sử dụng để đóng mở, tiết lưu các dòng chất lỏng hay khí ở áp suất thấp như trong các hệ thống cấp nước, hệ thống không khí làm mát.
  • Với rất nhiều loại Butterfly valve phổ biến hiện nay và tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà chúng ta có thể lựa chọn loại van phù hợp nhất. Đảm bảo được độ bền cũng như khả năng điều tiết dòng lưu chất tốt nhất.
  • Đây là sản phẩm không thể thiếu cho các dự án nhà máy nước, nhà máy xi mạ, nhà máy xử lý bề mặt như mạ ED, anodizing, nhúng kẽm, xử lý nước thải, day chuyền sản xuất bán dẫn

Nếu bạn không tìm thấy sản phẩm nào phù hợp hãy liên hệ với chúng tôi để tư vấn và báo giá tốt nhất – Chúng tôi là đại lý phân phối van công nghiệp tại Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ngãi và nhiều tỉnh thành khác. Chúng tôi là nhà phân phối ống nhựa GF hãy liên hệ Hotline: 0911055873 – Email: contact@rorisc.com

Các loại van công nghiệp – Nhà phân phối van công nghiệp chính hãng